Chùa Hang – Thái Nguyên

Chùa Hang – điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương

Chùa Hang có tên chữ là Kim Sơn Tự, còn được gọi là “Tiên Lữ Phật Động”, nằm ở trung tâm thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây có tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, trung tâm phật giáo lớn của tỉnh và là địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn. Năm 1999, Chùa được xếp hạng Di tích thắng cảnh cấp Quốc gia. Năm 2011, Chùa được lựa chọn đưa vào tuyển tập 100 ngôi chùa Việt Nam tiêu biểu của cả nước.
Núi Chùa Hang xưa gọi là núi đá Hóa Trung (núi Long Tuyền), động Chùa Hang còn gọi là động Tiên Lữ, có nhiều nhũ đá đẹp, trong động thờ Phật. Trên vách đá của động hiện có câu đối cổ bằng chữ Hán

Phong cảnh thiên nhiên duy đệ nhất

Danh lam nhân tạo thị vô song

Tạm dịch:

Phong cảnh thiên nhiên đẹp vào bậc nhất

Danh lam do con người tạo cũng không gì sánh được

Truyền thuyết Chùa Hang Thái Nguyên

Tương truyền Chùa Hang (Kim Sơn Tự) có từ thời nhà Lý (thế kỷ XI) vốn là thời kỳ rất hưng thịnh của Phật giáo. Chuyện thuật: vào một buổi sáng mùa xuân năm Nhâm Tuất, vua Lý Thánh Tông thức dậy đã kể lại giấc mơ của mình cho Nguyên Phi Ỷ Lan, rằng được Phật dắt lên vùng đất địa linh ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Bà Nguyên Phi lập tức thực hiện chuyến kinh lí tham quan, thấy phong cảnh hữu tình, núi non kỳ vĩ, hang động rộng lớn, bèn cho lấy hang dựng chùa thờ Phật. Có lẽ “Kim Sơn Tự” ra đời từ đây, nhưng nhân dân thường gọi nôm là Chùa Hang vì chùa ở trong hang.

Kiến trúc Chùa Hang Thái Nguyên

Chùa Hang nằm trong lòng ba ngọn núi lớn, tọa lạc trên vùng đất bằng phẳng, phía trước là dòng sông Cầu uốn lượn. Ngọn núi đứng giữa có tên Huyền Vũ, hai bên là hai ngọn Thanh Long – Bạch Hổ vươn cao uy nghi, ba ngọn kết nối nhau bởi dải yên ngựa chừng 1000m, diện tích chân núi khoảng 2,7ha.

Qua tam quan Chùa Hang, hai bên trái phải có hai tượng Hộ pháp Khuyến thiện – Trừng ác, cưỡi voi cưỡi hổ uy nghi. Trong hang có nhiều ngóc ngách, dân gian ví rằng có đường lên trời, đường xuống âm phủ, và có cửa trước sau nên không khí thông thoáng, cảnh quan u tịch thâm nghiêm.

– Vào sâu chùa Hang càng rộng dần, trên vòm là những nhũ đá buông rũ, dưới nền có nhiều cột đá vươn cao như trụ chống trời, vách hang còn có các nhũ đá nhô ra, tạo thành các bệ thờ tự nhiên… Đặc biệt, trên vách đá vẫn còn lưu bút tích thơ phú bằng chữ hán có từ thời Lê Sơ – Hậu Nguyễn.

Hiện nay, chùa Hang đã được trùng tu và xây dựng thêm các công trình như: Chính điện Tam Bảo, tam quan nội, tam quan ngoại, lầu chuông, lầu trống… Và tương lai gần sẽ mở rộng thêm: nhà thờ tổ, giảng đường hoằng pháp, bảo tháp, thiền viện chuyên tu, trung tâm từ thiện, sân bãi để phục vụ lễ hội…

Lễ hội Chùa Hang Thái Nguyên

Hàng năm, từ ngày 19 đến ngày 21 tháng giêng âm lịch, diễn ra lễ hội Chùa Hang ở Thái Nguyên nhằm tạ ơn trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, bản làng ấm no, cây cối tốt tươi, đâm chồi nẩy lộc. Phần lễ gồm dâng hương, rước kiệu, tạ ơn các vị thần đất, thần sông, thần suối… Phần hội có các trò chơi dân gian đặc sắc như: tung còn, đi cầu kiều, bắn cung, đẩy gậy, bắt trạch trong chum, chọi gà, tung vòng cổ vịt… cùng các tiết mục văn nghệ, liên hoan văn hóa trà, viết chữ thư pháp, sinh vật cảnh,…

Hương Vân tổng hợp

Chùa Hang là một phường thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái NguyênViệt Nam. Phường từng là thị trấn huyện lỵ cũ của huyện Đồng Hỷ cho đến năm 2017. 

Phường nằm trên quốc lộ 1B cũ và chỉ cách trung tâmthành phố Thái Nguyên 3 km về phía bắc. Tuyến đường tránh phường có chiều dài 1,05 km cũng đã được xây dựng giúp phân bố giao thông hợp lý hơn.[4] 

Địa lý

Phường Chùa Hang ngăn cách với trung tâm thành phố Thái Nguyên bởi con sông Cầu và phường Đồng Bẩm, có vị trí địa lý:

Phường Chùa Hang có diện tích 3,02 km², dân số năm 2016 là 10.948 người[2], mật độ dân số đạt 3.625 người/km².

Lịch sử

Năm 1958, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định tách một phần đất của các xã Đồng Bẩm, Cao Ngạn và Hóa Thượng thuộc huyện Đồng Hỷ để thành lập thị trấn Núi Voi và tiểu khu Chiến Thắng trực thuộc thị xã Thái Nguyên.

Ngày 2 tháng 4 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định Quyết định 102-HĐBT[1]. Theo đó:

  • Giải thể và chuyển toàn bộ diện tích, dân số của hai phường Chiến Thắng và Núi Voi thuộc thành phố Thái Nguyên về huyện Đồng Hỷ quản lý.
  • Thành lập thị trấn Chùa Hang, thị trấn huyện lỵ huyện Đồng Hỷ trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của hai phường Chiến Thắng và Núi Voi vừa giải thể.

Năm 2005, thị trấn Chùa Hang được chia thành 42 tổ dân phố, đánh số từ 1 tới 42.

Ngày 18 tháng 8 năm 2017Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 422/NQ-UBTVQH14[2]. Theo đó, chuyển thị trấn Chùa Hang về thành phố Thái Nguyên quản lý và thành lập phường Chùa Hang trên cơ sở toàn bộ 3,02 km² diện tích tự nhiên và 10.948 người của thị trấn Chùa Hang. Đến năm 2019, phường Chùa Hang được chia thành 28 tổ dân phố, đánh số từ 1 tới 28.

Ngày 23 tháng 7 năm 2019, sáp nhập tổ dân phố 2 vào tổ dân phố 1, sáp nhập hai tổ dân phố 4 và 5 thành tổ dân phố 2, sáp nhập tổ dân phố 6 vào tổ dân phố 3, sáp nhập hai tổ dân phố 7, 8 và một phần tổ dân phố 19 thành tổ dân phố 4, sáp nhập ba tổ dân phố 9, 10, 11 thành tổ dân phố 5, sáp nhập ba tổ dân phố 12, 13, 14 và một phần tổ dân phố 17 thành tổ dân phố 6, sáp nhập hai tổ dân phố 15, 16 và phần còn lại của tổ dân phố 17 thành tổ dân phố 7, sáp nhập hai tổ dân phố 18, 20 và phần còn lại của tổ dân phố 19 thành tổ dân phố 8, sáp nhập ba tổ dân phố 21, 23, 24 thành tổ dân phố 9, sáp nhập hai tổ dân phố 22 và 25 thành tổ dân phố 10, sáp nhập ba tổ dân phố 26, 27, 28 thành tổ dân phố 11.[5]

Hành chính

Phường Chùa Hang được chia thành 11 tổ dân phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.[5]

Kinh tế – xã hội

Vốn từng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của huyện Đồng Hỷ, phường Chùa Hang có nền kinh tế thuộc dạng phát triển, với nhiều doanh nghiệp tập trung ở đây. Đồng thời phường cũng thừa hưởng một số cơ sở vật chất như trường học,… và các trụ sở cơ quan trước đây của huyện Đồng Hỷ, khi trung tâm hành chính mới của huyện dời đến xã Hóa Thượng, cách phường Chùa Hang không xa.

Trên địa bàn phường có di tích Chùa Hang, lễ hội Chùa Hang nổi tiếng được tổ chức vào mùa xuân hàng năm, thu hút đông đảo du khách thập phương.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chùa Hang – Thái Nguyên”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *