Hotline : 0949618811

  • Chất lượng chuyến đi

    Cùng bạn trên mọi nẻo đường
  • T2 - CN

    7h - 18h
  • Tư vấn

    0949618811

Kinh nghiệm khám phá vẻ đẹp của chùa Tam Chúc

Kinh nghiệm khám phá vẻ đẹp của chùa Tam Chúc

Nếu trước đây, vẻ hoành tráng nhưng đầy ma mị của khu di tích tâm linh Tràng An – Bái Đính khiến du khách khắp nơi mê mẩn thì giờ đây người ta lại càng xôn xao hơn khi tin tức về quần thể chùa Tam Chúc ở thị trấn Ba Sao huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam – ngôi chùa lớn nhất thế giới nơi vừa đăng cai diễn ra Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2019. Hãy cùng Xeca.vn mục sở thị những điều đặc biệt ẩn chứa bên trong ngôi chùa đầy hoành tráng này nhé.

THUYẾT MINH VỀ CHÙA TAM CHÚC – BA SAO

 

CLICK==> CÁC LƯU Ý KHI ĐI LỄ HỘI CHÙA TAM CHÚC 3 SAO

 

CLICK==> Giá vé Chùa Tam Chúc 

 

Giới thiệu về quần thể khu du lịch Tam Chúc

Chùa Tam Chúc tọa lạc ở thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km. Toàn bộ quần thể chùa có tổng diện tích 5000 ha, bao gồm các hồ nước, núi đá tự nhiên và các thung lũng, tạo nên một khung cảnh hoang sơ, kỳ vỹ, như thể một “Vịnh Hạ Long trên cạn” của Việt Nam. Chùa được xây dựng trên nền của chùa Tam Chúc cổ, mà theo các hiện vật thu thập được, các nhà khảo cổ kết luận rằng ngôi chùa cổ này đã có niên đại hơn 1000 năm. Giờ đây, trải qua bao thăng trầm của không gian và thời gian, nơi ấy chỉ còn lưu lại những cột gỗ, cột đá, xà đá bị vùi lấp.

 

TOUR THÁI NGUYÊN ĐI CHÙA TAM CHÚC

Chùa Tam Chúc có một vị thế khá đặc biệt “Tiền lục nhạc, Hậu thất tinh” với ba mặt được bao bọc bởi dãy núi thất tinh hình tay ngai, trước mặt là hồ Tam Chúc có sáu quả núi Lục Sơn Thủy nhô lên in bóng nước mênh mang. Tương truyền sáu quả núi giữa lòng hồ trước mặt chùa chính là sáu quả chuông nhà trời đưa xuống và bảy ngọn núi phía sau đều xuất hiện những đốm sáng lớn tựa như bảy ngôi sao lung lung mỗi khi đêm về. 

 

Di chuyển tới chùa Tam Chúc – Ba Sao thế nào?

Bạn có thể di chuyển tới Hà Nam theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là những phương tiện di chuyển phổ biến cho chuyến đi của bạn:

 

1. Xe bus- phương tiện công cộng: Bạn di chuyển ra bến xe Giáp Bát ( Hà Nội) sau đó bắt chuyến bus Hà Nội- Phủ Lý xe 206 là có thể tới được Hà Nam sau 1 tiếng. Tần suất của chuyến xe bus này cứ 15 phút lại có một chuyến xe chạy, giá vé khá rẻ chỉ 37k một người/ một lượt.

 

2. Xe khách: hiện tại bạn chỉ mất 50k và hơn 1 tiếng là có thể về tới Hà Nam bởi vì ở đây có đường cao tốc Pháp Vân- cầu Giẽ xe khách chạy rất nhanh và không bị tắc đường ( trừ dịp nghỉ lễ). Ngoài ra có xe khách chạy dọc quốc lộ 1A qua Kim Bảng tới Phủ Lý ( thành phố Hà Nam). Khi đến thành phố Phủ Lý thì bạn rẽ vào hướng quốc lộ 2B, đi tiếp quảng 12km nữa là sẽ đến thị trấn Ba Sao. Theo kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc nếu bạn đi bằng xe khách thì nên xuống xe tại đây rồi sau đó bắt xe ôm. Chỉ mất khoảng 20k tiền xe ôm là bạn sẽ đến tận cổng chùa.

 

3. Xe máy: Bạn có thể chạy xe dọc quốc lộ 1A qua cầu Giẽ rồi cứ thế đi thẳng sẽ tới Hà Nam nếu bạn xuất phát từ Hà Nội. Bạn chú ý mang đầy đủ giấy tờ, đội mũ đúng quy định và tuân thủ đúng luật lệ giao thông nhé, nếu không bạn sẽ bị phạt bởi ở Hà Nam là thành phố quy củ, các anh cảnh sát trên đường rất nhiều.

 

Giá vé tham quan chùa Tam Chúc

Các bạn có thể gửi xe ở 1 bãi đất trống giá vé 15.000đ/1 xe máy. Lưu ý sau khi về sẽ phải trả vé nên đừng ai quên tay vứt đi nhé.

 

Tham quan di chuyển bằng xe điện giá 30.000đ/1 người.

 

Khu vệ sinh và ăn uống ở ngay gần nơi mình để xe. Tại đây có bày bán vòng vèo và 1 số đồ tặng phẩm.

 

Đồ ăn có bánh mì xúc xích 25.000đ/1 cái; trứng 15.000đ/1 cái và có mì tôm. Nước có tủ bán nước đồng giá nước ngọt và lọc 15.000đ/lon

 

 

Khu vệ sinh do mới làm nên cũng rộng và khá sạch sẽ nhiều phòng nhiều bồn rửa tay tha hồ rửa.

 

Nếu các bạn muốn ra cây cầu huyền thoại thì phải đi bộ khá xa qua cầu là 1 cái đền nhỏ rồi lại phải quay ngược về gần nơi mình đề xe có chỗ mua vé xe điện (60.000đ khứ hồi ) không thì mua lượt đi rồi lượt về mua sau cũng đc để vào chùa chính.

 

Chùa Tam Chúc có gì nổi bật?

Ấn tượng ban đầu đối với mỗi người con dân tín ngưỡng khi tới nơi đây bởi vị trí của ngôi chùa, chùa nằm giữa những dãy núi đá, phía trước là vịnh, hồ nước. Như một cảnh sắc tuyệt thế giữa nhân gian, ngôi chùa thu hút được nhiều du khách tới đây bởi sự tò mò và tráng lệ của mình.

 

Diện tích rộng lớn 

Chùa Tam Chúc bao gồm hồ nước rộng tới 1000ha, núi đá rừng tự nhiên có diện tích tới 3000 ha, còn lại là các thung lũng 1000 ha. Tam Chúc là ngôi chùa vô cùng đặc biệt với cảnh quan hùng vĩ đẹp đến mê hoặc lòng người, phía mặt trước của chùa có 6 quả núi giữa lòng hồ.

 

 

Theo dân gian tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống, để trấn an và bảo vệ những người dân, ngôi chùa chẳng những đẹp về cảnh sắc mà còn mang đậm nét lịch sử, văn hóa của người Việt. Được ví như “vịnh Hạ Long” thứ hai của đất nước, phía sau chùa còn có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng vào ban đêm. Cảnh sắc, con người như hài hòa và một, chốn linh thiêng, thanh tịnh vốn có của ngôi chùa ngày càng được tô thắm hơn bao giờ hết. 

 

Những cổ vật được trưng bày 

Dưới bàn tay tài hoa và tinh xảo của những người thợ thủ công nổi tiếng khắp thế giới, hội tụ ở nơi đây gấp rút xây dựng chùa cho kịp tiến độ hoàn thành. Kế thừa một nền kiến trúc tâm linh cổ xưa, những người thợ Ấn Độ, Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo đều hội tụ ở nơi đây. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chùa Tam Chúc giờ chỉ còn sót lại những di tích như cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ, trong đó có những cột gỗ có đường kính trên 1m, những xà đá, cột đá rất lớn mà cho tới ngày này những nhà khảo cổ học vẫn chưa thể hiểu được ông cha ta trước kia dựng chùa bằng cách nào với kích thước lớn như vậy.

 

Kiến trúc độc đáo của chùa  Tam Chúc

Chùa Tam Chúc được thi công bởi rất nhiều thợ thủ công lành nghề của các đạo Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo cho tới Đạo Phật. Đặc biệt, ngôi chùa này sở hữu 12000 bức tranh đá miêu tả cảnh sinh hoạt của Đức Phật do người Indonesia tạc bằng núi lửa sau đó chuyển sang Việt Nam. Tới nơi đây du khách không chỉ hiểu thêm về một phần tâm linh người Việt, mà còn phần nào được chiêm ngưỡng nền kiến trúc tinh xảo, độc đáo của nhiều người thợ nổi tiếng trên khắp thế giới. 

Chùa Ngọc 

Một trong những kiến trúc độc đáo nhất ở nơi đây được kể đến là Chùa Ngọc – di tích thu hút đông đảo nhiều khách du khách nhất khi tới nơi đây.

 

 

Sẽ chẳng nơi đâu có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp núi non hùng vĩ mà thanh tịnh nơi chốn cửa Phật ngoài nơi đây. Nơi cao nhất của ngôi toàn thể ngôi chùa, nằm trên một núi đá được điêu khắc tinh xảo, chùa Ngọc như tượng trưng có cái hồn ở nơi đây.

 

Điện Tam Thế

Có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400 m2, giúp cho 5.000 Phật tử có thể cử hành lễ cùng một lúc. Điện Pháp Chủ có pho tượng bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn. Phòng họp Quốc tế nổi trên mặt hồ, có diện tích sàn 10.000m2, có sức chứa 3.500 chỗ ngồi.

 

 

Điện Quán có pho tượng đồng nguyên khối nặng 100 tấn. Ngay khi đặt chân đến điện Tam Bảo ấn tượng đầu tiên hiện ra trước mắt bạn là 3 bức tượng Phật bằng đồng khổng lồ uy nghiêm, mỗi bức có trọng lượng tới 80 tấn, tượng ngồi trên đài sen nặng 30 tấn, phía sau là cánh sen dát vàng có trọng lượng 15 tấn.

 

Điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni

Bên trong khu vực này có đặt một bức tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn. Đây cũng là bức tượng Phật lớn nhất tại Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.

 

 

Vườn Kinh

Tại vườn Kinh người ta đặt 99 chiếc cột được làm bằng đá. Mỗi chiếc cột tại đây có trọng lượng lên tới 200 tấn và cao 13,5m. Trên mỗi cột đình lại được khắc những bãi kinh để du khách đến đây tham quan có thể vừa ngắm nhìn, vừa tụng kinh cầu nguyện.

 

 

Một số lưu ý cần nhớ khi đi lễ chùa Tam Chúc 

 

Chú ý đầu tiên là về cách ăn mặc. Miễn sao bạn cảm thấy thoải mái là được nhưng chùa vốn là chốn linh thiêng, tránh mặc những trang phục phản cảm, quá ngắn.

 

Chùa Tam Chúc hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng nên khó tránh khỏi bụi bẩn, ồn ào. Vì vậy nên hãy chuẩn bị cho mình những chiếc khẩu trang, mũ nón đầy đủ. Vì chùa rất rộng nên phải đi lại nhiều mới có thể ngắm được toàn cảnh nơi này do đó mà các bạn nên mang theo giày bệt, giày thể thao cho tiện di chuyển.

 

Vừa rồi là những chia sẻ về kinh nghiệm đi du lịch chùa Tam Chúc. Hy vọng rằng bài viết này của xeca.vn sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, sự hiểu biết cho chuyến đi của mình thêm thú vị và trọn vẹn.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Kinh nghiệm khám phá vẻ đẹp của chùa Tam Chúc”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *