Lễ hội xuân tại Khu di tích Đình – Đền – Chùa Cầu Muối Thái Nguyên

Lễ hội xuân tại Khu di tích Đình – Đền – Chùa Cầu Muối Thái Nguyên

 Khu di tích Đình – Đền – Chùa Cầu Muối nằm tại trung tâm làng Cầu Muối, thuộc xã Tân Thành, Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Khu di tích cách thủ đô Hà Nội chừng 70 km về phía Đông Bắc, cách trung tâm thành phố Thái nguyên 40 km về phía Đông Nam, cách trung tâm huyện Phú Bình 11 km về phía Đông.

CM1

Khu di tích được xây dựng từ năm 1719 vào thời Hậu Lê, đời vua Lê Dụ Tông, bao gồm: Đình Cầu Muối thờ Thành Hoàng làng Cao Sơn Quý Minh Đại Vương (tức Dương Tự Minh), một danh tướng có công giúp vua Lý chống giặc Tống xâm lược; Chùa Cầu Muối thờ Phật; Đền Thượng thờ Mẫu Thượng Ngàn; đền Công Đồng thờ Mẫu Liễu Hạnh. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, nơi đây từng là nơi đóng quân, huấn luyện của Đại đoàn 308 và Sư đoàn 304… Với những giá trị lịch sử đó, năm 2005, Cụm di tích Đình, đền, chùa Cầu muối được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.

CM2

Tương truyền rằng, xưa kia cách đây khoảng 300 trăm về trước tức thòi Hậu Lê, có 2 mẹ con nhà nọ đi bán muối, đi đến khu ngôi Đền ngự trị bây giờ, lúc đó dân ở thưa thớt nên rừng cây um tùm, rậm rạp, nhiều thú dữ. Đến đó 2 mẹ con thấy mệt và khát nước, người mẹ ngồi nghỉ đợi con đi lấy nước, đợi mãi không thấy người con quay lại, mẹ đi tìm con. Tìm đến nơi thì đã thấy con bị hổ vồ chết nhưng không bị ăn thịt, đúng lúc đó người mẹ cũng bị hổ vồ chết theo. Lạ thay chưa đầy một ngày mà mối đã đùn đắp đất đầy lên người 2 mẹ con, chỉ để hở mỗi 2 bàn chân. Dân làng thấy vậy, coi đây là việc lạ, nên họ nghĩ đó là thần linh, phải trông coi cẩn thận. Và từ đó, ngôi Đền được sơ khai xây dựng lên

CM3

Từ khi có Đền, dân làng và người dân xa gần thường đến cầu nguyện, cầu của, cầu phúc, cầu người, cầu tài, cầu mưa… cầu gì được nấy rất linh thiêng. Từ lâu, du khách thập phương luôn nhớ ngày mùng 6 Tết Âm lịch hàng năm là ngày giỗ Mẫu tổ chức lễ hội ở cụm di tích này. Tại đây, nhiều tiết mục văn nghệ, múa hát, múa lân đã đem lại không khí tưng bừng, phấn khởi của đầu Xuân năm mới, cùng với các nghi lễ dâng hương, thỉnh chuông cầu cho mưa thuân gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống người dân no ấm, an bình.

CM4

Muối và gạo là 2 lễ vật không thể thiếu khi đến Đền Cầu Muối. Dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” để nói về phong tục tập quán của người Việt trong năm mới. Muối mặn đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Bên cạnh đó tục mua muối đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong sự đậm đà, hòa thuận trong tình cảm gia đình, sự mặn mà trong các quan hệ làm ăn… như vị đậm đà của muối.

                                                                                                             Hương Vân

Một số hình ảnh lễ hội xuân tại khu di tích

CM3

CM15

CM14

CM13

CM12

CM11

CM10

CM9

CM8

CM7

CM6

CM5

CM4

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Lễ hội xuân tại Khu di tích Đình – Đền – Chùa Cầu Muối Thái Nguyên”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *