Hotline : 0949618811

  • Chất lượng chuyến đi

    Cùng bạn trên mọi nẻo đường
  • T2 - CN

    7h - 18h
  • Tư vấn

    0949618811

TUYỂN TẬP CÁC TRÒ CHƠI HOẠT NÁO

Tuyển tập các trò chơi hoạt náo

(Cẩm nang Du lịch)

  1. Đứng, ngồi, nằm, ngủ: ( dạng “ Làm những gì tôi nói, đừng làm những gì tôi làm”)

    Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.

    Nội dung:

    – Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:

    + Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.

    + Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.

    + Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.

    + Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.

    Cách chơi:

    – Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.

    – Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).

    – Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.

    Phạm luật:

    – Những trường hợp sau phải chịu phạt:

    + Làm động tác sai với lời hô của quản trò.

    + Không nhìn vào quản trò.

    + Làm chậm, làm không rõ động tác.

    Chú ý:

    – Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

    – Quản trò dùng những từ khác để “lừa” người chơi như tiến, lùi, khò… tạo không khí.

    Chức năng: ( dạng “ Làm những gì tôi nói, đừng làm những gì tôi làm”)

    Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận cơ thể con người.

    Nội dung:

    – Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận.

    – Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:

    Mắt: Nhìn

    Tai: Nghe

    Mũi: Ngửi

    Miệng: Ăn

    Cách chơi:

    – Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.

    – Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.

    Ví dụ:

    – Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt…

    Phạm luật:

    – Chỉ sai với chức năng.

    – Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.

    – Không nhìn quản trò.

    Chú ý:

    – Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm… để tăng mức độ khó của trò chơi.

    – Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

    3. Lời chào: ( dạng “ Làm những gì tôi nói, đừng làm những gì tôi làm”)

    Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui.

    Nội dung:

    – Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:

    + Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.

    + Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.

    + Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.

    + Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.

    Cách chơi:

    – Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.

    – Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.

    Luật chơi:

    – Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.

    – Làm không rõ động tác là sai.

    Chú ý:

    – Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

    – Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.

 

 

 

 

 

 

  1. 4. Sử dụng bài hát: Nhìn mặt nhau đi

    “ Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì
    Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi
    Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn
    Nhìn mặt nhau đi, nhìn cái mặt nhau đi”

    CÁCH CHƠI:

    Vuốt mũi nhau đi……

    2. Nắm tay nhau đi……

    3. Sờ má nhau đi……

    4. ……………

    ……Thooc lét nhau đi……

    VẬN DỤNG

    Khi lên xe nhưng không thấy sự sôi nổi hào hứng, không thấy có sự đoàn kết….. hoặc lúc vừa thức tỉnh các bạn sau lúc ngủ dậy.
    5. Qua cầu gió bay:

 

Mời cả xe vỗ tay một cái, hai cái, ba cái…….

Sau đó ra quy định: Số chẵn thì vỗ, hoặc số lẻ thì vỗ, hoặc có câu “xin mời” thì vỗ…….Chắc chắn sẽ có người làm sai.

Tổ chức khoảng vài lần như thế chọn ra những người làm sai (nhớ chọn để có đôi trai gái)

Dừng trò chơi và mời những đôi này rời vị trí lên đầu xe.

Hình Phạt: 1

Hát bài: Qua cầu gió bay

Yêu nhau, yêu nhau cởi áo í mà cho nhau về nhà dối rằng cha dối mẹ a í a rằng a í a qua cầu qua cầu qua cầu gió bay.

Nhớ hảy biến thái là: Cởi dép, cởi nịt, cởi nón, cởi nhẫn, ……lần lần rồi cởi áo nhé! Hahahahaha!!!!

Hãy nhớ “lần lân rồi lần vào bếp”

Hình Phạt: 2

Hát đoạn nhạc: Cao cao bên cửa sổ có hai người ……. “Hôn Nhau”

Hảy biến thái: Nắm tay nhau, vuốt tóc nhau, …. ôm nhau và hôn nhau (nếu có thể)

Chúc các bạn thành công với trò chơi này

 

  1. TRÒ CHƠI BỊ TRÚNG SỐ

    Trò chơi này chỉ áp dụng cho một tập thể đoàn kết chịu chơi, muốn góp tiền làm quỹ để tổ chức liên hoan hay sinh nhật …. của chuyến đi. Để công bằng và được hòa mình vào nhịp sống của mọi người trên xe, xe là một nhà, và dễ tổ chức cũng như khiến tất cả mọi người phải tham gia. Trước hết HDV và Tài xế nên tự đóng quỹ trước một mức nào đó. Lúc nào trên xe có người “trúng số” phải đóng số tiền nhiều hơn gấp đôi so với số tiền mà HDV đã đóng thì HDV và tài xế tự chọn cho mình một con số có hai chữ tùy ý(không trùng với số của khách), để tiếp tục trò chơi cho tơi lúc đoàn muốn dừng.

    Cách chơi:

    Hảy lấy danh sách đoàn, vì mỗi người có mang một con số thứ tự trong danh sách, hoặc lấy số ghế làm số trúng của người đó, mỗi người mang một số có hai chữ số. Số từ 1 đến 9 thì phải mang trước nó là con số 0. Ví Dụ: 01, 02, 07….09

    Tất cả những người “trúng số” sẽ phải chi ra một số tiền mặc đinh do cả đoàn quy định từ đầu.

    Khi xe đang chạy trên đường, hảy cho cả đoàn chọn lấy một loại xe nào đó tùy thích, chạy theo chiều ngược lại.

    Mỗi xe điều có bản số mã vùng và số thứ tự đăng ký, chúng ta hảy chọn lấy số thứ tự hiện nay gồm có 4 số (trừ xe người nước ngoài).

    Hảy chọn hai con số trúng là hai số giữa, bỏ số đầu và số cuối.

    Khi gặp loại xe đã chọn, hảy xem xe đó có số là bao nhiêu? Xem thử có trung với số người nào không?

    Người trúng số phải chi ra một số tiền do cả đoàn quy định lúc đầu.

    Cho tới khi dừng trò chơi chắc chắn đoàn sẽ có một khối lượng “quỹ” khá lớn cho buổi liên hoan đó.

    Nhược điểm: Đây là trò chơi rất khó thu hút người tham gia.

 

  1. Chơi Nối Từ (Nhớ dùng từ chỉ có hai tiếng Ví dụ: Ăn Cơm, Học tập, ….)

    Cách Chơi:

    Chia Xe Thành 2 đội: Đặt tên (nhớ tên ngắn cho dễ nhớ dễ gọi)

    Cho hai đội One_Tù_Tỳ để tìm đội đưa ra từ trước

    Ví dụ: Đội thắng là A và Đội thua là B

    Đội A đưa ra từ: Đi học

    Quản trò hỏi đội B là học gì?

    Đội B phải trả lời, ví dụ: Học tập

    Quản trò: Hỏi Đội A là tập gì?

    Đội A phải trả lời Ví dụ: Tập sách

    Quản trò: Hỏi đội B sách gì?

    Đội B phải trả lời Ví dụ: Sách văn

    ………………..

    Cứ như thế tới một lúc nào đó sẽ có đội đưa ra từ mà khi hỏi đội kia không tìm ra từ để nói.

    Ví dụ: Nhọn Hoắt

    Khi quản trò hỏi Hoắt gì chắc chắn không có câu trả lời, vậy đội đưa ra từ đó thắng.

    Trò chơi này có thể tiếp tục chơi lại nhưng nhớ không cho dùng tới từ vừa rồi đội kia không trả lời được.

    Trò chơi này có những lúc rất thú vị là: Có Đội đưa ra từ đầu tiên thôi là đã làm đội kia phải thua rồi.

 

  1. Đồ nghề:

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.

  1.  Thi tìm những con vật có từ láy:

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …

4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp … Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.

  1. Nói và làm ngược:

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
– Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
– Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
– Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
– Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt.

  1.  Đếm sao:

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt.

  1.  Ngón tay nhúc nhích:
    * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
    * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
    * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
    * Thời gian: 5 -> 7 phút

    Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón.

Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt.

  1.  Con thỏ ăn cỏ:

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
Cách chơi:
– Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
– Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
– Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ”
– Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”
– Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
– Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
– Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”
Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau).

 

 

  1. Tôi bảo:

* Mục đích: tạo không khí vui tươi
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi:
– Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo”
Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì”
– Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”
Người chơi: vỗ tay 2 lần
Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt.

  1. Mưa rơi:

* Mục đích: tạo không khí sinh động
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi trong phòng hoặc ngoài sân. Quản trò giơ tay lên cao thì nói “Mưa rơi mưa rơi” – quản trò đưa tay càng cao thì người chơi vỗ tay càng lớn – quản trò đưa tay thấp xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ. Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên xuống liên tục – trò chơi không có phạt.

  1. Cùng nhau giải toán

* Mục đích: phán đoán nhanh
* Số lượng: 30 -> 40 người, chia thành 3 -> 4 đội
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: quản trò chia người chơi ra thành từng đội (tuỳ ý), cử 1 đại diện. Bắt đầu quản trò nói nhỏ với 1 người đại diện đứng cuối ở mỗi đội 1 con số nào đó và bạn chạy về đội mình lấy số đó (VD: 18) cộng thêm 3 (là 21) dùng ngón tay viết kết quả lên lưng 1 người ngồi trước mình. Người thứ 2 nhận được số truyền từ dưới thì cũng phải cộng thêm 3 và viết lên 1 người kế tiếp. Đến người cuối cùng đầu hàng, cũng nhận được con số mới rồi cộng thêm 3 và lấy kết quả lên báo vói người quản trò.

Đội nào báo với quản trò đúng kết quả thì sẽ thắng, khi truyền số các bạn chỉ được viết lên lưng và không được nói.

  1. Con muỗi

* Mục đích: tạo không khí vui vẻ
* Số lượng: 50 -> 70 người
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi đứng thành hàng dài, dọc, ngang
– Quản trò (hô to): “Tay đâu” (2 lần)
– Người chơi (hô to): “Tay đây” (2 lần)
Quản trò bắt bài hát:

“Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi rơm,

chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta” – và người chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên phải mình. Quản trò tiếp tục đưa ngón tay lên và làm con muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng với quản trò kêu “O …O” và quản trò la to “cắn vào má” và người chơi làm theo quản trò lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi.

Người chơi phải làm theo lời nói của quản trò chứ không làm theo hành động của quản trò.
Ví dụ: quản trò nói cắn vào miệng mà tay của quản trò cắn vào tai thì người chơi không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt.

  1. Ba – Má – Tôi

* Mục đích: rèn luyện phản xạ nhanh
* Số lượng: 70 -> 100 người
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, quản trò chỉ tay lên đầu nói đây là “Ba” – chỉ tay lên má nói “Má” – chỉ tay xuống khỏi cổ và nói đây là “Tôi”. Người chơi làm theo các động tác của quản trò. Quản trò có thể nói “am á” thì người chơi phải dùng 2 tay (1 tay chỉ lên đầu, 1 tay chỉ lên má) …

  1. Này bạn vui

* Mục đích: tạo không khí sinh động
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi trong hội trường, quản trò bắt bài hát “Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2). Này bạn vui mà muốn tỏ ong ong bạn nôn nao cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2)” – Người chơi vỗ tay theo nhịp đếm 1, 2 của quản trò. Quản trò có thể thay đổi “vỗ tay” thành “dậm chân” hoặc “gật đầu”.

  1. Trò chơi nơm cá

* Mục đích: tạo vui tươi, sôi động
* Số lượng: 50 -> 70 người
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: các bạn tham gia trò chơi đứng thành vòng tròn, tuỳ theo số lượng người chơi mà đặt số lượng nơm cá tương ứng (cứ 10 người thì đặt 1 nơm cá – nếu như 40 người chơi thì đặt 4 nơm cá). Nơm cá do 2 người nắm tay dang ra và giơ cao, cái nơm được xếp theo vòng tròn. Khi quản trò bắt giọng 1 bài hát những bạn còn lại làm cá chạy theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ đến các nơm cá sẽ phải chui qua. Tuỳ theo quy định của quản trò thì khi dứt 1 bài hát hoặc khi có hiệu lệnh của quản trò, nơm cá sẽ chụp xuống, ai bị vướng trong nơm cá tức là cá đã bị bắt, bạn đó sẽ bị phạt

Vòng trò sẽ di chuyển theo nhịp nhanh, chậm của bài hát. Khi nơm cá đã chụp xuống, “cá” không được bứt khóa để chạy thoát.

  1. Trò chơi biểu tượng

* Mục đích: tạo vui nhộn
* Số lượng: 70 -> 100 người
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, tất cả vừa ca vừa nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “te” các bạn đang đứng ở tư thế nào thì đứng ở tư thế đó – sau đó khi nghe tiếng còi “tích” các bạn lại tiếp tục nhảy múa. Khi nghe tiếng còi “tích” mà các bạn chưa đứng im thì bạn đó sẽ bị phạt.

  1. Thi đố về trái cây

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 50 -> 70 người, chia thành 2 đội
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: Quản trò chia ra thành nhiều nhóm, quản trò ra 1 mẫu tự, sau đó quản trò sẽ chỉ định 2 nhóm, 2 nhóm này phải trả lời lần lượt qua lại từng tên trái cây có mẫu tự đầu giống mẫu tự trọng tài đã cho. Sau câu trả lời của nhóm này, nhóm kia phải trả lời ngay, trong thời gian trọng tài đếm từ 1 -> 5 nếu không trả lời được thì xem như thua cuộc.

Ví dụ: quản trò ra chữ “M” thì 1 nhóm sẽ tìm tên các loại trái nào có mẫu tự là “M” như: me, mít, mãng cầu, mơ, … cho đến khi kết thúc cuộc chơi.

Người chơi không được lặp lại tên trái cây mà nhóm kia đã trả lời rồi. Quản trò có thể thay đổi các mẫu tự khác.

  1. Có – Không?

* Mục đích: tạo vui nhộn, hồi hộp
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài trời
* Vật dụng: nhiều vật dụng có sẵn: giấy viết, bảng, phấn …

Cách chơi: Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, một người bị sẽ bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1 đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? – Người bị được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có (nếu trúng) và không (nếu sai) mà thôi.

Ví dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng gỗ không? Vật đó có màu xanh?…

Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải chọn người thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ “Có hoặc không”. Nên chọn đồ vật gần chỗ người bị có thể quan sát được.

24.Bà Ba buồn Bà Bảy

* Mục đích: tạo vui nhộn
* Địa điểm: trong phòng
* Ban tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: 2 đội mỗi đội mang tên bà ba – đội kia mang tên bà bảy. Hai bên sẽ đọc tên đội mình cộng thêm một (động từ – trạng từ – tính từ…) có chữ đầu là chữ “B” và cuối câu là tên của đội kia.

Thí dụ: Bà ba buồn bà bảy
Bà bảy bắn bà ba
Người quản trò chỉ định đội nào nói trước – đội đó sẽ cử 1 người đại diện đứng lên đối đáp. Đội nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó thua.

** Chú ý: không được trùng câu đội kia đã nói.

  1. Tai đây – mũi này

* Mục đích: rèn luyện tính phản xạ nhanh
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
* Số lượng: 50 người, không chia đội
* Thời gian: 20 phút
* Ban tổ chức: 1 người nhanh nhẹn, hài hước

Cách chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái (quy định cho tất cả). Người quản trò hô “Tai đây mũi này” thì tất cả đồng loạt đổi tay – tay trái giữ lấy mũi – tay phải giữ lấy tai trái.

** Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò quy định thêm sau khi buông tay để đổi mọi người phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để bắt những người phạm lỗi để phạt.

  1. Múa hình tượng

* Mục đích: trò chơi là những bài học ôn lại lịch sử, các danh nhân anh hùng
* Số lượng: có 2 đội tham gia, mỗi đội từ 8 -> 10 người
* Địa điểm: trong phòng, tập trung tại sân bãi rộng
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Thời gian: có thể quy định
* Vật dụng: hãy liệt kê tất cả tên những danh nhân, anh hùng dân tộc của đất nước. Tìm hiểu những hành động, cử chỉ, dáng đứng… đã trở thành hình tượng (hình ảnh quen thuộc trong lòng dân).

Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 đại diện lên sân khấu (đứng trước đội mình) diễn tả hành động hay tạo dáng hình tượng 1 danh nhân, anh hùng dân tộc nào đó để cho đội mình đoán và nêu tên. Mỗi đội có 5 lần ra lời đố, mỗi lượt trả lời quy định cho trả lời 1 lần, đội nào có nhiều câu trả lời đúng đội đó thắng.

** Chú ý: trước lúc ra lời đố, người đại diện phải đưa đáp án trước cho trọng tài.

  1. Bà Ba đi chợ

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, tính phản ứng nhanh
* Số lượng: ít nhất 2 đội tham gia – mỗi đội từ 4 -> 10 người
* Vật dụng: mỗi đội gồm giấy + viết
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Địa điểm: trong phòng
* Thời gian: trong vòng 10 phút

Cách chơi: tìm trái cây, thức ăn, vật dụng … theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình – giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người (của mỗi đội) lên ghi những trái cây có chữ “N” đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút trọng tài ra hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những người thứ hai lên … Sàu cùng thời gian đội nào ghi được nhiều nhất đội đó thắng (Trò chơi có thể thay đổi nhiều nội dung: từ mua trái cây đến mua thịt, cá, con vật,…).

  1. Tin mật

* Mục đích: rèn luyện khả năng nhớ
* Vật dụng: 1 cây viết + mảnh giấy trắng
* Số lượng: mỗi nhóm 10 người, chia nhiều đội
* Ban tổ chức: 1 người, soạn sẵn những nội dung thông tin vào mảnh giấy (không quá 5 dòng)
* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài sân

Cách chơi: tất cả các đội xếp hàng dọc, người quản trò (người điều khiển) cho người đứng đầu hàng đọc nội dung của bản thông tin (tất cả cùng chung 1 bản). Thứ tự từ đội thứ nhất truyền tin cho người thứ hai bằng cách (nói nhỏ vào tai) – cứ thế người trước truyền tin cho người sau – người cuối cùng nhận tin và ghi vào giấy và trao cho người điều khiển. Đội nào có nội dung bản tin giống bản tin gốc nhất là đội đó thắng.

  1. Địa danh Việt Nam

* Mục đích: sự hiểu biết về địa danh đất nước
* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người (có từ 2 nhóm trở lên)
* Vật dụng: trang bị giấy viết cho mỗi nhóm, hoặc trang bị bảng + phấn chia ô cho mỗi nhóm
* Thời gian: 5 -> 10 phút
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Địa điểm: trong phòng, trên xe

Cách chơi: các đội sẽ ghi lên bảng tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã (thuộc Tỉnh) trong toàn cả nước. Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau.

Thí dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phòng), Long Thành (Đồng Nai), …
Không được lập lại – nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn được tính, sau khoảng thời gian đội nào có nhiều địa danh đội đó thắng.

  1. Đi du lịch bằng taxi

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, sự nhanh nhạy
* Số lượng: chia từng nhóm, mỗi nhóm 5 người (có thể nhiều hơn)
* Vật dụng: mỗi nhóm trang bị viết + giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 trọng tài
* Địa điểm: trong phòng, hội trường

Cách chơi: các nhóm tụ tập thành 1 vòng tròn, cử ra 1 thư ký ghi chép, khi có hiệu lệnh tất cả cùng ghi tên hiệu Taxi có trong thành phố cùng số điện thoại. Sau 5 -> 10 phút đội nào ghi được nhiều, đội đó thắng.

** Chú ý: người trọng tài phải có 1 bản danh sách các hãng Taxi và số điện thoại để đối chiếu và xác định.

  1. Xé giấy

* Mục đích: sự hiểu ý giữa các thành viên trong đội
* Số lượng: chia 2 đội (Nam – Nữ đều nhau)
* Vật dụng: những miếng giấy giống nhau
* Ban tổ chức: 1 người

Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 Nam 1 Nữ lên thực hiện. Nam + Nữ đứng xoay lưng lại với nhau – 2 người cầm 2 miếng giấy – sau đó 1 trong 2 người sẽ ra lệnh cho người kia gấp giấy rồi xé. Những người phía dưới (không tham gia) không được nhắc nhở cho đội mình, sau 1 thời gian như nhau đội nào có số đôi (giấy xé giống nhau) nhiều là đội đó thắng.

  1. Tìm tên bài hát

* Cũng tương tự các trò chơi trên – tuy nhiên trò chơi này có thể áp dụng trong 1 cuộc tập trung hội họp – phần thưởng sẽ áp dụng cho từng cá nhân.

Cách chơi: mời 1 số bạn bước lên sân khấu xếp hàng ngang. Người điều khiển ra điều kiện: hãy tìm tên bài hát có từ (mẹ, xuân, hoa, tình,…) và hát lên 1 vài câu của bài hát đó. Trò chơi áp dụng luật (nốc ao) cho từng bạn 1 -> 2 người cuối cùng sẽ được lãnh giải vô địch.

** Chú ý: các từ quy định: mẹ, xuân, hoa, tình,… phải viết trước để khách quan hơn..

  1. Dàn nhạc giao hưởng

* Mục đích: vui tươi, tình cảm
* Số lượng: mỗi đội (nhóm) có 8 -> 12 người, ít nhất là 2 -> 3 đội (nhiều nhất 7 đội)
* Địa điểm: trong phòng rộng, sân bãi tập trung, trong xe, …
* Ban tổ chức: 1 -> 2 người

Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 bài hát tập thể (tất cả đều thuộc), sau đó đặt tên các đội theo từng nốt nhạc (đồ – rê – mi – fa…). Tất cả hát chung bài hát tập thể – khi người điều khiển chỉ tay vào đội nào thì đội đó không được hát bằng lời mà chỉ được hát bằng vần nốt nhạc của đội mình (còn tất cả im lặng).

** Yêu cầu: âm điệu bài hát phải được liên tục, đội nào khi có tay người điều khiển chỉ vào mà hát sai – hát trật lỗi nhạc thì phải chịu phạt. Tương tự có thể chuyển thành hòa âm trống, kèn, đàn…

  1. Cuộc thi thử tài hiểu biết âm nhạc

* Mục đích: sự hiểu biết, suy đoán nhanh
* Số lượng: có nhiều đội (mỗi đội 10 người) – ngồi táchbiệt nhau trong phòng, trên xe, …
* Ban tổ chức: 1 người
* Vật dụng: phải soạn nội dung vào giấy để thi đố, ca
* Địa điểm: trong phòng

Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 câu đầu hoặc câu cuối trong bài hát – sau 5 giây 2 đội xung phong trả lời và hát lại bài hát. Đội nào trả lời nhanh, đúng (tên bài hát – tên tác giả – hát lại bài hát đó) thì được 4 điểm, sai phần nào trừ điểm phần đó. Cuối cuộc thi cộng điểm các đội, đội nào có nhiều điểm thì đội đó thắng.

  1. Hát đối đáp

* Mục đích: vui tươi, sự am hiểu các bài hát Việt Nam
* Số lượng: chia 2 nhóm
* Địa điểm: trên xe hoặc trong phòng
* Quản trò: 1 người am hiểu về các bài hát làm trọng tài

Cách chơi: (nhiều nội dung)
– Hai bên thi hát về những convật
+ Chim: có tên loài chim
+ Cá: có tên loài cá
……………………………………
– Hát về những địa danh các Tỉnh, Thành phố trong cả nước
– Thi hát về mưa, đêm, biển, trời, …

** Chú ý: bên nào bí thì áp dụng luật nốc ao (đếm từ 1 đến 10) không tìm được bài hát là thua, không được hát các bài hát cấm lưu hành, các bài hát ngợi ca Lãnh tụ, Đảng.

  1. Hát giao duyên

* Mục đích: tạo vui vẻ, tạo mối tình cảm, am hiểu về âm nhạc
* Số lượng: chia 2 đội (có thể phân biệt Nam – Nữ)
* Địa điểm: trong phòng, trên xe, trong lán trại
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Chuẩn bị: 2 đội ngồi riêng biệt, cùng nhau tập hát bài: “Qua cầu gió bay bắc bộ” (Yêu nhau cởi áo ôi à cho nhau… về nhà dối rằng cha dối mẹ… a… ối… a rằng… a… í a… qua cầu… qua cầu… gió bay).

Cách chơi: hai bên sẽ hát đối đáp nhưng có cải biên câu “cởi áo” thành những câu đồ vật mình có trên người: cởi nhẫn, cởi kiếng, cởi nón,… Hai bên hát thứ tự đối đáp bên nào bí (không tìm ra từ…) là bên đó thua. Các từ cải biên phải có các dấu kèm theo là: hỏi, ngã và sắc và không được giống nhau.

  1. Cùng sở thích

* Mục đích: tạo sự thoải mái, vui tươi, làm quen
* Địa điểm: trong phòng
* Vật dụng: một người 1 mảnh giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Số lượng: không hạn chế, chia thành 2 nhóm Nam – Nữ

Cách chơi: 2 nhóm ngồi riêng biệt, mỗi người sẽ ghi những sở thích của mình (trung thực) vào miếng giấy, gồm:
– Họ tên
– Cao, cân nặng
– Sở thích: Hoa, màu sắc, phim, ca nhạc, nhiếp ảnh, thể thao,…
– Nguyện vọng trở thành: kỹ sư, bác sĩ, ca sĩ,…

Sau đó gom vào 2 cái nón và trao đổi (của Nam cho Nữ – của Nữ cho Nam). Sau khi trao đổi các mảnh giấy được chia đều cho mọi người (chưa được mở ra xem). Sau đó thứ tự từng người một đứng lên giới thiệu về mình và mở giấy ra đọc những sở thích của mình. Ai có trùng sở thích và các điều kiện khác được quà của BTC.

  1. Tình yêu có lời

* Mục đích: vui tươi, lành mạnh, khôi hài, …
* Số lượng: 20 hoặc 40 người (đồng đều Nam – Nữ)
* Vật dụng: mỗi đội 5 miếng giấy nhỏ
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trên xe, trong phòng

Cách chơi: chia Nam và Nữ ra 2 nhóm trong phòng, bên Nam sẽ cùng nhau bàn luận và ghi 5 câu hỏi (tỏ tình) vào 5 miếng giấy – bên Nữ sẽ ghi 5 câu (từ chối) vào 5 miếng giấy. Sau 10 phút 2 đội đổi giấy cho nhau, sau đó tuần tự đọc câu tỏ tình (bên Nữ đọc) – có thể bình chọn những câu hay nhất, xuất sắc nhất.

** Chú ý: nếu số người ít có thể quy định mỗi người ghi một câu.

  1. Trăm nghe không bằng một thấy

* Mục đích: sự suy đoán
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng
* Vật dụng: mỗi người 1 tờ giấy (có thể giống nhau)
* Ban tổ chức: 1 người quản trò nhanh nhẹn
* Chuẩn bị: mỗi người 1 tờ giấy cầm trên tay, cả người quản trò

Cách chơi: người quản trò sẽ hò, cầm giấy lên, gấp đôi dọc, gấp tiếp, gấp ngang,… xé 1 góc đối diện. Sau khi xé, người quản trò quay lại đề nghị mọi người mở tờ giấy ra.

** Chú ý: chắc chắn rằng sẽ có rất ít người có miếng giấy có những lỗ khuyết giống người quản trò. Sau đó mời 1 người lên làm hướng dẫn: có thể ra điều kiện ai giống mảnh giấy của người hướng dẫn, thì người đó được quà.

  1. Hỏi – Trả lời

* Mục đích: tạo sự vui tươi, hóm hỉnh, gần gũi
* Số lượng: 40 người (Nam, Nữ), chia làm 2 nhóm: nhóm Nam và nhóm Nữ
* Vật dụng: mỗi người 1 miếng giấy trắng nhỏ, 2 cái nón cho 2 nhóm
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trong phòng, trên xe

Cách chơi: trên miếng giấy các bạn bên Nữ ghi 1 câu hỏi bất kỳ – còn bên Nam tưởng tượng ra 1 câu trả lời bất kỳ. Sau đó gom tất cả vào chiếc nón của nhóm mình – sau khi xong 2 nhóm cử ra 2 người lần lượt lên bốc câu hỏi – câu trả lời đọc lên cho mọi người nghe (lần sau có thể làm ngược lại: Nam hỏi – Nữ trả lời).

  1. Cây sen

* Mục đích: rèn luyện phản ứng nhanh
* Số lượng: 20 -> 30 người, không chia đội
* Tổ chức: 1 quản trò
* Địa điểm: trong phòng

Cách chơi: người quản trò hô: “Nụ sen” – người chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen. Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô “Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái…

Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò (lời nói làm ngược động tác).

** Chú ý: người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở…

  1. Suy luận

* Mục đích: phát huy trí tưởng tượng, sự suy luận và tinh thần đồng đội
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
* Tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: 20 người đến 30 người, chia thành 2 đội

Cách chơi: người quản trò chia số người chơi thành 2 đội (A và B), đồng thời chỉ định đội nào sẽ chơi trước.

Đội A (được chỉ định trước) cử 1 người lên giao đáp án cho trọng tài (người quản trò): “Chúng tôi sẽ đố đội B về con gà” – sau đó đội A quay sang đội B kể 1 vài đặc điểm (giới hạn là 5 đặc điểm).

Thí dụ: Đố con gà – Nó là vật nuôi, nó có lông, nó có đuôi,…
Bên A kể ra 5 đặc điểm xong, sau 30 giây bên B phải trả lời (cử 1 người đại diện) và chỉ được trả lời 3 lần (tuỳ quy định). Nếu không đúng là thua.

** Chú ý: chỉ lấy thông tin từ người đại diện, tránh tình trạng lộn xộn.

  1. Phản xạ nhanh

* Mục đích: tạo sự nhanh nhạy, phản xạ
* Địa điểm: trong phòng, …
* Tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: cả tập thể

Cách chơi: người quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vô tay thì tất cả cùng vỗ tay và làm theo vỗ tay 1 cái… với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy… Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi (khó hơn): quản trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên – khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống – người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả ngồi xuống nhưng động tác thì đứng lên… Cứ thế trò chơi tiếp tục – ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng.

  1. Cử đại diện

* Điều kiện: như trò chơi “Suy luận”

Cách chơi: đội A cử đại diện của mình sang đội B lấy thông tin, sau đó về truyền lại thông tin cho đội mình bằng diễn đạt động tác cho mọi người hiểu (không được nói).

Thí dụ: đội B cho thông tin người đại diện đội A là: “Chúng tôi cần 1 chiếc nón” – sau đó người đại diện sẽ diễn tả bằng hành động, động tác cho đội nhà đoán nội dung, sau 2 lần đội A phải nêu được thông tin (cho phép nói 2 lần) – nếu không nói được là thua.

** Chú ý: nếu đội nào thua phải chịu hình phạt chung cho cả đội.

  1. Nếu thì

* Mục đích: tạo không khí vui tươi, thân mật
* Tổ chức: 1 quản trò điều khiển
* Địa điểm: chơi trong phòng học
* Số lượng: không hạn chế, chia 2 đội nam và nữ

Cách chơi: Nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người trang bị 1 miếng giấy nhỏ. Quy định cho bên Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” – còn bên nữ bằt đầu bằng chữ “Thì”. Sau 3 phút lần lượt mời 1 bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình… Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình (như 1 trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng hoặc tặng quà lưu niệm.

  1. Tìm bạn

* Mục đích: tạo sự vui tươi, thân mật
* Số lượng: 30 -> 40 người, chia 2 đội Nam và Nữ
* Vật dụng: giấy rôky cắt hình trái tim
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trong phòng hội trường
* Vật dụng: cắt giấy hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm 2 mảnh sao cho không đường cắt nào giống nhau, số lượng phụ thuộc người chơi

Cách chơi: phát một nửa trái tim đều cho Nam và Nữ (trên nửa của Nam ghi “Nếu”, còn bên Nữ ghi “Thì”. Sau khi nghe hiệu lệnh tất cả các đôi Nam, Nữ tìm nửa của mình ghép lại, đôi nào nhanh nhất sẽ được giải – sau đó lần lượt từng đôi đọc lên những câu viết của mình.

  1. Liên khúc đầu và đuôi

* Điều kiện chơi: như trò chơi “Hội thi hoa kiểng”, nhưng thay vì gọi tên hoa thì hai đội cùng thi hát.

Cách chơi: đội A ca lên một câu trong bài hát bất kỳ, khi kết thúc ở từ nào ở cuối câu thì từ đó phải là từ đầu câu của bài hát đội B.
Thí dụ: – Đội A hát: Thanh niên ta sẵn sàng vì ngày mai xây dựng tổ quốc yên vui…
            – Đội B phải hát: Vui đã nhiều rồi bây giờ mình chia tay…

Quy định: đội nào tới lượt mình mà không tìm được câu hát (trọng tài đếm từ 1 đến 10) là thua. Tương tự có cách chơi hát bài hát có chữ: Hoa, Xuân, Mưa…

  1. Nhà báo tìm dũng sĩ

* Mục đích: tạo mối thân thiết giữa những thành viên mới
* Địa điểm: trong phòng
* Số lượng: từ 10 đến 30 người, không chia đội
* Tổ chức: 1 người vừa là trọng tài

Cách chơi: trọng tài chỉ định 1 thành viên làm nhà báo sau đó mời nhà báo ra khỏi phòng (nhà báo không được nhìn vào phòng) – tiếp tục trọng tài chỉ định 1 người làm dũng sĩ (mời dũng sĩ đứng lên cho mọi người ngắm dung nhan), sau đó mời dũng sĩ ngồi xuống và mời nhà báo vào phòng. Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra dũng sĩ bằng 3 đến 5 câu hỏi tuỳ quy định

Thí dụ: – Dũng sĩ là nam phải không?
           – Dũng sĩ có mang kiếng không?
(Nếu là đúng thì tất cả vỗ tay – nếu không đúng thì cười, hoặc lắc đầu).

** Lưu ý: trọng tài phải biết hạn chế câu hỏi của nhà báo, biết đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi của nhà báo.
– Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ đếm từ 1 đến 10 và nhà báo thua (phải chịu hình phạt của tập thể đề ra: múa, hát,…)
– Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và cuộc chơi lại tiến hành lại từ đầu
Tương tự có thể tìm bạn thân, người yêu, kẻ gian,…

  1. Tìm nghề nghiệp

* Mục đích: tạo sự hài hước, suy đoán nhanh
* Số lượng: 10 người đến 30 người, chia thành 2 -> 3 đội
* Địa điểm: trong phòng
* Tổ chức: 1 quản trò (trọng tài)
* Vật dụng: viết + nhiều miếng giấy trắng nhỏ

Cách chơi: chia người chơi thành 2 -> 3 đội nhóm, trọng tài ghi 1 nghề vào miếng giấy (nhiều nghề nhiều miếng giấy). Mỗi đội cử 1 người (thứ tự) lên bốc thăm – trúng nghề nào thì phải diễn tả nghề đó cho đồng đội nêu đáp án (vận động viên lên sân khấu chỉ được diễn tả bằng hình thể, không được nói). Sau 30 giây đội đó không trả lời đúng thì các đội khác có quyền trả lời – nếu đúng là đội đó thắng, còn đội kia sẽ thua.

Trò chơi chỉ diễn ra cho từng đội một, mỗi đội chỉ được trả lời 5 lầni lên bốc thăm, xem xong phải trả giấy thăm lại cho trọng tài. Khi trả lời áp dụng luật đếm nốc ao (1 -> 10) (có thể dùng khăn bịt miệng người trả lời cho khách quan).

  1. Hướng về miền Tây

* Mục đích: rèn kỹ năng hát hò …
* Số lượng: mỗi lần chơi từ 10 -> 15 người …
* Địa điểm: trong hội trường
* Vật dụng: 1 đồng hồ bấm số
* Tổ chức: 1 -> 2 quản trò

Cách chơi: để tạo sự bất ngờ, hấp dẫn cho người chơi nên: mời đại diện mỗi đội lên sân khấu sau đó mới công bố trò chơi (không phân biệt nam nữ). Tất cả đứng dàn hàng ngang trên sân khấu thi hò dài hơi nhất hoặc xuống một câu vọng cổ, thứ tự từng người một. Người nào hò hay, dài hơi nhất sẽ thắng. Nếu có số thời gian bằng nhau thì tổ chức thi đấu vòng loại (có thể chấm giải cá nhân và tập thể có số giây nhiều nhất).
** Ghi chú: 1 quản trò chỉ định thứ tự người chơi vừa làm hoạt náo – đồng thời cử 1 người trọng tài bấm giờ và ghi kết quả.

  1. Truyền tin

    Giúp đối tượng chơi có phản xạ nhanh, nhớ chính xác, bí mật, tạo tinh thần đồng đội.
    Số lượng: Tùy quy mô tổ chức được chia thành các đội.

    Nội dung:
    Truyền thông tin của chỉ huy (quản trò) rồi báo cáo.

    Cách chơi:
    – Quản trò chia tập thể chơi thành các đội, số lượng các đội bằng nhau.

    – Các đội đứng thành hàng dọc, cách quản trò cùng một kích thước. Mỗi đội cử một người lên nhận lệnh.
    – Khi có lệnh chơi, người nhận lệnh của các đội chạy lên nhận tin của quản trò và về nói cho người thứ 1, người thứ 1 nói nhỏ cho người thứ 2 (nói thầm vào tai) cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với quản trò “tin” mà quản trò đã phát ra.

    Luật chơi:
    – Đội nào báo tin nhanh, chính xác đội đó thắng.

    – Đội nào để lộ tin coi như thua.
    – Nếu các đội lên trùng nhau quản trò cho ghi tin vào giấy.
    – Tin được truyền từ người số 1 đến người cuối cùng, không được truyền tắt.

    Chú ý:
    – Quản trò chuẩn bị sẵn các tin vào giấy khi các đội lên nhận, đưa cho người nhận, đọc xong quản trò thu lại.

    – Người cuối cùng viết vào một mảnh giấy, nộp cho quản trò rồi so sánh hai mẩu giấy ghi tin (Quản trò và các đội).
    – Đối tượng nhỏ tin ngắn, lớn tin dài.
    – Các chữ trong bản tin bằng nhau.
    – Nội dung các tin chọn những câu vui, mang tính hài hước.
    – Nghĩ các câu đố các đội phải giải luôn câu đó, tăng mức độ hấp dẫn của trò chơi.

  1. Bắt cá

    Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹ, tạo không khí vui vẻ trong học tập sinh hoạt.
    Số lượng: Dưới 100 người chơi, đứng thành vòng tròn.

    Nội dung:
    Quản trò quy định người bắt cá và cá.

    – Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao.
    – Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn.

    Cách chơi:
    – Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt.

    – Khi nghe tiếng còi (hoặc hô chụp) của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài.

    Luật chơi:
    – Cá nào bị bắt là thua.

    – Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục.
    – Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn.

    Chú ý:
    Tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá.

  1. Đổ nước chai

    Trò chơi được tổ chức ở các hội trại, hội thi, v.v.. Giúp đối tượng chơi có tính kỷ luật, tinh thần tập thể, khéo léo, nhanh nhẹn, sáng tạo, hoạt bát, v.v… tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong học tập.
    Số lượng: Tùy thuộc quy mô tổ chức, không hạn chế. Được chia thành các đội, số lượng mỗi đội bằng nhau.

    Nội dung:
    Các đội dùng thìa múc nước ở chậu đổ vào chai sao cho chai của mình có nhiều nước.

    Cách chơi:
    – Quản trò chia số lượng người chơi thành các đội, số lượng người ở các đội bằng nhau.

    – Mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn.
    – Kẻ vạch giữa chậu nước và chai.
    – Khi có lệnh của quản trò, người số 1 của các đội dùng thìa múc nước, chạy tới chỗ để chai, đổ nước vào chai, sau đó chạy quay trở lại đội mình để đưa thìa cho người số 2 ở vạch. Người số 2 làm như người số 1 và đưa thìa cho người số 3, v.v… trò chơi tiếp tục cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại.
    – So sánh mực nước ở chai của các đội, đội nào có số lượng nước ở chai nhiều hơn đội đó thắng.

    Dụng cụ chơi:
    – Chai đựng nước giống nhau, số lượng chai bằng số lượng đội chơi.

    – Thìa múc nước.
    – Chậu đựng nước.

    Luật chơi:
    – Phải đưa thìa ở vạch xuất phát.

    – Dùng chai và thìa giống nhau.
    – Không bóp méo thìa.
    – Chỉ dùng một tay đổ vào chai.

    Chú ý:
    – Vạch xa hay gần tùy theo đối tượng chơi.

    – Có thể buộc hai tay vào nhau để tăng mức độ khó của trò chơi..

  1. Cõng Bạn – Ăn Chuối

 Cách chơi:
Người chơi được chia thành các đội có số lượng nam, nữ đều nhau. Bạn nam cõng ban nữ bịt mắt và còng tay.

Bắt đầu trò chơi bạn nam cõng bạn nữ chạy đến đích. Tại đây quản trò sẽ đưa quả chuối cho bạn nữ lột vỏ cho bạn nam ăn. Cặp nào ăn chuối xong thì chạy trở về vạch để cặp thứ hai tiếp tục thực hiện tương tự cho đến hết. Đội nào ăn chuối và về trước thì thắng.

 Luật chơi:
– Khi lột chuối, bạn nữ không được dùng tay mà phải dùng miệng.
– Có bao nhiêu đội thì cần có bấy nhiêu người quản trò để đưa chuối và theo dõi các cặp ăn hết chuối.

  1. Ngậm Muỗng Trong Thau

Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội. Mỗi đội từ 4 người trở lên. (Lưu ý: nếu là 4 người phải là 4 nam, hoặc 2 nam 2 nữ, không được chơi với đội hình là 4 nữ). Quản trò sẽ thổi còi và các đội di chuyển như sau:

Một người sẽ di chuyển bằng 2 tay. Người thứ 2 sẽ đứng phía sau cầm 2 chân của người thứ nhất đẩy đi. Cách vạch xuất phát khỏang 5m có đặt những cái thau bên trong đựng những cái muỗng. Người thứ nhất sẽ dùng miệng của mình để lấy 1 cái muỗng trong thau nước rồi quay về vạch xuất phát. Tương tự như thế, cặp thứ 2 sẽ tiếp sức cho cặp thứ nhất. Đội nào lấy được hết số muỗng trong thau của mình sớm nhất sẽ thắng cuộc.

Ø Luật chơi:
Khi dùng miệng lấy muỗng trong thau, người thứ nhất không được chạm chân xuống đất. Nếu vi phạm, chiếc muỗng đó sẽ được để lại trong thau và đội đó phải bắt đầu lại từ vạch xuất phát.

  1. Đua Ghe Ngo

Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành 3 – 5 đội, mỗi đội 10 người. Các đội sẽ ngồi xuống theo hàng dọc, chân của người ngồi sau sẽ để song song với chân của người ngồi trước; hai tay người ngồi trước nắm lấy cổ chân của người ngồi sau. Khi nghe lệnh xuất phát, các đội sẽ di chuyển tiến về phía vạch đích. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là đội thắng cuộc.

Ø Luật chơi:
Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong quá trình đua. Đội nào bị đứt quãng sẽ bị loại..

  1. Ngũ Long Tranh Đuôi

Ø Cách chơi:
Người chơi lần lượt đứng nắm vai nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ là đầu rồng, người đứng cuối là đuôi rồng. Năm con rồng (5 đội) sẽ đứng quay đầu vào nhau. Khi quản trò thổi còi ra hiệu bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt đuôi rồng đội 2, đầu rồng đội 2 sẽ bắt đuôi rồng đội 3… Đầu rồng có thể dùng tay để cản những con rồng khác bắt đuôi của mình, đồng thời tấn công đuôi những con rồng khác. Con rồng nào bị bắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế tiếp tục cho đến khi trên sân chỉ còn lại 1 con rồng còn nguyên vẹn. Đó là đội thắng cuộc.

Ø Luật chơi:
– Con rồng nào bị đứt đoạn coi như thua cuộc.

– Đầu rồng chỉ cần chạm được vào đuôi rồng khác là coi như đã bắt được rồng. Đầu rồng chỉ được chặn chứ không được níu kéo rồng đội khác.

  1. Ghế Di Động

Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội với số lượng bằng nhau.Mỗi đội xếp thành một hàng dọc phía sau vạch xuất phát, người khom xuống, ngồi len đùi người phía sau và đặt 2 tay lên vai người phía trước. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là thắng cuộc.

Ø Luật chơi:
Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong suốt quá trình đua. Đội nào bị đứt khúc sẽ bị loại..

  1. Băng Qua Lửa Đạn

Ø Cách chơi:
Quản trò cho chuẩn bị 2 cầu khỉ dài làm bằng tre có thể đi qua được. Người chơi được chia thành 4 đội, bốc thắm chọn 2 đội đi trước. Mỗi người chơi trên tay cầm 1 lá cờ. Khi nghe hiệu lệnh, người đầu tiên sẽ chạy qua cầu khỉ, cố tránh trận pháo kích (bao nylon đựng nước) của 2 đội còn lại đứng cách xa đó 5m ném vào. Khi đã qua cầu, người này phải cắm cờ vào ô do ban rổ chức quy định. Sau đó, lần lượt các thành viên còn lại sẽ tiếp tục qua cầu. Đội nào băng qua an toàn, cắm cờ đầy đủ và nhanh nhất là thắng cuộc.

Sau đó, tới lượt 2 đội còn lại băng qua cầu. Cuối cùng, 2 đội thắng sẽ thi với nhau để chọn ra đội nhanh nhất.

Ø Luật chơi:
Ai bị ném té khỏi cầu khỉ phải quay trở về vị trí xuất phát và đi lại.

  1. Con Tàu Tìm Báu Vật

Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội đứng xếp thành 1 hàng dọc để làm những đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng làm người trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ đi lấy 1 báu vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành cây… để cách xa các đội 30 – 50m.

Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển.

Ví dụ:
– Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái.
– Nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải.
– Nếu trưởng tàu đập lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng.

Người nào nhận được ám hiệu xong sẽ chuyền ám hiệu lên cho người đứng trước mình theo cách tương tự. Sau đó trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báo vật trước thì sẽ thắng.

Ø Luật chơi:
Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào vi phạm sẽ bị loại.

  1. Vui đêm lửa trại
  2. Thổi tắt ngọn đèn

Cách chơi: Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, hai người được chọn vào trong và cầm mỗi người một cây nến đã thắp. Còi thổi, hai người này phải cò cò và vừa dấu đèn của mình sau lưng, vừa thổi đèn của bạn cho tắt đi.
Người chơi nào để tắt trước là thua cuộc.
Trò chơi này có thể cho chơi từng cặp, rồi chọn vào chung kết những người chiến thắng.

2. Con đường bao xa

Cách chơi: Tổ chức vào buổi tối. Người điều khiển đứng cách người chơi trên quãng đường đã biết trước chiều dài. Người điều khiển cầm đèn phin bấm sáng lên một lúc rồi tắt đi. Người chơi ước đạt xem từ chỗ mình đến đèn sáng là bao xa. Người điều khiển có thể bấm đèn nhiều lần và người chơi cũng ước đạt nhiều lần: ghi lần thứ nhất bao nhiêu mét, lần thứ nhì bao niêu mét… và ghi vào giấy nộp cho người điều khiển.
Người chơi nào ước đạt xê xích trên dưới gần đúng với thực tế là thắng.
Trò chơi cũng có thể chơi ban ngày, người điều khiển lấy cờ thay thế đèn pin.

3. Hành trình rước đuốc

Cách chơi: Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1 phía, cách xa điểm tập trung làm “lửa trại” một khoảng cách bằng nhau, độ 50 m. Nghe lệnh còi “nổi lửa”, các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước đuốc về nơi “lửa trại”.
Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.

4. Cử chỉ điệu bộ

Cách chơi: Mỗi đội chơi lần lượt cử lên một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau.
Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ nào đó của một nhân vật nào đó. Ví dụ: Một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh…
Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo quy định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp).

5. Tiếng nói tri âm

Cách chơi: Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó (ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi!) yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như: giọng Bắc, Trung, Nam hoặc của người nông dân, bà buôn, công an…
Người chơi làm sao phải diễn tả thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật… Khán giả quan sát và cho điểm.

6. Dạ hội hóa trang

Cách chơi: Mỗi đội được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim băng… để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian quy định phải hoàn thành xong. Đội chơi hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.

7. Đóng vai nhân vật

Các chơi: Một đội chơi ra ngoài vòng lửa để biểu diễn, các đội khác ngồi tại chỗ xem và cho điểm.
Người điều khiển yêu cầu nhân vật nào thì toàn đội chơi biểu diễn những cử chỉ, hành động… của nhân vật đó thông qua đặc trưng nghề nghiệp của họ.
Các đội chơi còn lại là khán giả quan sát, phán đoán nhân vật mà đội đó thực hiện ghi lên giấy đưa cho người điều khiển, đội chơi nào đoán trúng nhanh nhất là đội chiến thắng.
Đáp án do người điều khiển ra và phải giữ bí mật, chỉ thông báo cho đội chơi biết mà thôi.

8. Điệu nhảy khó quên

Cách chơi: Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và thi với nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.

9. Thời trang ánh lửa

Cách chơi: Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó, người điều khiển cho nhạc nổi lên các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian quy định nhạc (khoảng 10 – 15 phút), các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ đề hay tự chọn tuỳ theo hướng dẫn của người điều khiển. Đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ… sẽ chiến thắng.
Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn.

10. Xúc cảm tâm hồn

Các chơi: Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người chơi một dải băng vải và từng người tự bịt mắt mình lại.
Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận giữ… người chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mình nhưng không được nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểm cho người điều khiển. Đội chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.

  1. Những trò chơi phạt vui, lý thú
  2. Cao cẳng cùng cò

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phat:
– Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
– Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
– Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
– Quản trò: Cổ đâu?
– Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
– Quản trò: Cẳng đâu?
– Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)
Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát.

2. Múa đôi

Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau.

3. Gia đình nhà Gà

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát bài “Đàn gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha… Đi làng thang trong sân có con gà, có con gà”…

4. Bữa tiệc bò

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”.
Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:
– Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.
– Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”
– Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”
Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn.

5. Vịt béo

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê, xàng xê, xàng xê, xàng xê”
Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị phạt cùng đi và làm động tác:
– Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát
– Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng
– Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại

6. Vịt lạ kỳ

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp.
Chú ý:
– Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay
– Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”
– Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.

7. Chú mèo đáng yêu

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài “Meo meo meo rửa mặt như mèo…”, người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,…

8. Vịt đẻ trứng vàng

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te – vịt nở, te te te – vịt bay”.
Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác.
– Vịt đẻ: hai tay để sau mông
– Vịt ấp: hai tay để trước bụng
– Vịt nở: hai tay để trước mặt
– Vịt bay: hai tay giang ra hai bên

9. Âm vang Tây Nguyên

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn
Tập thể cùng hát theo nhịp điệu “Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum” (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh)
Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,… Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò khác.

10. Chú ếch lông bông

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do:
“Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi.
Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi”.
Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất lên người bị phạt làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương.
– Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại
– Câu 2: nhảy về phía trước
– Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2
Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy lui

  1. Bịt mắt bón sữa chua
    Nội dung:
    Chọn ra các đội, mỗi đội gồm 2 người (nam & nữ), rồi bịt mắt cả 2 người. Nữ bón sữa chua cho nam (hoặc ngược lại). Đội nào xong trước là thắng.

Đảm bảo mặt mũi…đầy sữa
64. Ăn táo…treo
Nội dung:

Chia làm 3 đôi cùng 3 trọng tài ( 3 trọng tài cầm 3 quả táo đã được buộc chỉ treo trước mặt 3 cặp thí sinh

Các thí sinh phải bị bịt mắt
Treo quả táo lên dây và cho các thí sinh…ăn. Ai ăn nhanh nhất sẽ thắng cuộc (sẽ rất khó xơi).

65. Đánh bóng vào lon
Trò này đòi hỏi phải chuẩn bị một số bóng tennis, một số vỏ chai bia, một số cốc, lon nước ngọt (tận dụng sau khi nhậu xong).

Nội dung:
Chia làm các đội gồm 1 nam 1 nữ. Các bạn nam đeo dây buộc qua thắt lưng để thòng lòng xuống, cuối đầu dây buộc vào cổ vỏ chai bia.
Sau đó xếp thành hàng ngang (ở đầu này sân) rồi lắc người để điều chỉnh cái chai đánh vào quả bóng tennis. Cứ thế vừa đi vừa đánh bóng (chú ý, không được dùng tay, chân). Ở đầu sân bên kia, các bạn nữ cũng xếp thành hàng ngang (mỗi bạn nữ đối diện với bạn nam cùng đội) có nhiệm vụ…đón bóng mà các bạn nam đánh vào. Đội nào bóng vào lon trước sẽ thắng.

Điểm vui là: Trông các chàng rất buồn cười, ngoài việc phải đeo một cái chai thòng lòng còn phải làm các động tác…hơi giống giống …để đẩy bóng đi.

Nếu có thể chuẩn bị được bao tải, có thể thêm vào nội dung sau:
– Sau khi đánh bóng vào lon, cả nam & nữ cho một chân vào bao tải, một tay cầm bao tải rồi quay trở lại đầu kia của sân. Đôi nào về đích sớm nhất mới thực sự thắng cuộc.

  1. Cặp đôi ăn ý nhất:

VD cho 4 cặp đôi (ycầu 1 nam, 1 nữ)
Chuẩn bị: 4 tờ báo, 1 đĩa nhạc bất kỳ
Luật chơi:
– Mỗi cặp nam nữ sẽ đc phát cho tờ báo.
– Ngay sau khi tiếng nhạc dứt , Cả 2 cùng phải đứng sao cho toàn bộ phần trạm đất ko vượt qua tờ báo.Đội nào bị ngã ra ngoài trc se bị loại.
– Sau mỗi hiệp thì tờ báo sẽ đc gấp lại 1/2.
Như vậy nghĩa là phần tiếp đất sẽ nhỏ, các cặp nam nữ phải làm thế nào thì tùy (bế, cõng nhau…)
– Đội nào trụ đc lâu nhất là đội chiến thắng.
Chú ý:
Vì trong quá trình chơi, tờ báo hay rách nát, để có bào cho các hiệp sau, bạn nên chuẩn bị nhiều báo hơn.

 


  1. Tìm xúc xích:

VD cho 4 cặp chơi
Chuẩn bị:
5 cái đĩa nhựa loại sâu lòng (1 cái để tại vạch đích)
2kg bột mỳ
04 cái xúc xích Vissan (sao cho vừa trong lòng cái đĩa thôi ạ)
Luật chơi:
– đổ bột mỳ vào đĩa, có gắng dấu xúc xích vào trong bột mỳ. mỗi đĩa 1 cái
– 02 người 1 đội ngồi đối diện nhau và đối diện đĩa xúc xích bột mỳ, 2 tay cho ra sau lưng.2 người phải dùng miệng thổi bột mỳ sao cho tìm thấy cái xúc xích nhanh nhất.1 trong 2 người sẽ phải ngậm cái xúc xích đó chạy đến đích thả vào đĩa tại đó. ĐỘi nhanh nhất mang đc xúc xích về là đội chiến thắng.
Kết quả:
Sau 1 hồi thổi bột mỳ, chúng ta sẽ có 8 anh chàng đầu tóc mặt mũi trắng xóa, trừ có cái hốc mắt…trông rất vui.
Chú ý: Trò này nên chơi sau cùng

  1. Ếch ộp
    Số lượng: Càng đông càng tốt
    Loại trò chơi: Tìm người
    Hình thức: Tất cả mọi người ngồi thành vòng tròn, không có quản trò
    Cách chơi: Tưởng tưởng mỗi người chơi là một con ếch trong 1 cái ao. Con ếch đầu tiên (người bắt đầu chơi) sẽ nói: “Một con ếch”, con ếch tiếp theo bên phải (người tiếp theo) sẽ nói: “nhảy xuống ao” và con tiếp theo sẽ nói: “Ộp”. Vòng chơi sẽ tiếp nối với “Hai con ếch”, “nhảy xuống ao”, “ộp”, “ộp”. Chú ý là số con ếch phải bằng với số tiếng kêu “ộp” của nó trong hồ và mỗi con ếch phải phản ứng thật nhanh với câu nói của mình!
    Kết thúc: Trò chơi sẽ bắt được 1 người khi người đó nói nhầm câu nói đến lượt của mình hoặc có thời gian phản ứng lâu quá 1s. Trò chơi lại bắt đầu với người ngồi kế tiếp người đó cho đến khi chọn ra đủ người cho 1 hình thức thưởng hoặc phạt của trò chơi tiếp theo.
  2. Ghế ít đít nhiều
    Số lượng: Càng đông càng tốt
    Loại trò chơi: Tìm người
    Hình thức: Mọi người xếp thành một vòng tròn và di chuyển chậm theo chiều kim đồng hồ và 1 người quản trò ở giữa
    Cách chơi: Trong lúc mọi người di chuyển, quản trò sẽ chọn ra số người trong một nhóm. Quản trò sẽ hát 1 bài ngắn có chứa 1 con số, khi quản trò dứt lời không hát nữa, mọi người phải gom thành các nhóm có số người bằng với số đó.
    Kết thúc: Người bị bắt là những người không thuộc về bât kỳ nhóm nào trong các nhóm vừa được hình thành. Những người bị bắt này sẽ được dùng để thưởng hay phạt cho các trò chơi tiếp theo
  3. TRÒ CHƠI NẾU ………… THÌ………………….

    Luật chơi: Người quản trò có nhiệm vụ chọn ra 2 đội, 1 bên nam và một bên nữ. Số lượng tuy thuộc vào tập thể có thể cả tập thể cùng chơi.
    Sau đó bên đội nam thì viết vế Nếu.
    Ví dụ: Nếu mình học giỏi
    Còn bên đội nữ thì viết vế thì
    Ví dụ: Thì đói bụng
    Chon bên đội nào viết vế nếu vế thì phụ thuộc vào người chủ trò nhưng thường là bên đội các bạn nam thì viết nếu còn các bạn nữ thì sẽ viết vế thì
    Sau đó ghép 2 vế chọn ngẫu nhiên trong số đó để ghép.
    bạn sẽ thấy nhiều điều ngạc nhiên, va nhiều điều hay xảy ra.

  4. TRÒ CHƠI BẮT CÁ
    Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹn, tạo không khí vui vẻ trong học tập.
    Số lượng: Tùy thộc vào người quản trò có thể chọn người chơi, đứng thành vòng tròn.
    Nội dung: Quản trò quy định người bắt cá và cá
    Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao.
    Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn.
    Cách chơi:
    Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt.
    Khi nghe tiếng còi ( hoặc hô chụp) của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài. Nếu cá bị bắt sẽ thua, người nào bắt được nhiều cá sẽ dành phần thắng.
    Luật chơi:
    Cá nào bị bắt là thua.
    Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục.
    Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn.
    Chú ý: tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá.
  5. TRÒ CHƠI BÊ BÓNG NƯỚC

    Nội dung: tùy số lượng tập thể mà có thể chia làm nhiều đội khác nhau. Mỗi đội bao gồm 10 thành viên trong đó có 5 nam và 5 nữ.
    Luật chơi: Thời gian quy định cho trò chơi là 5 phút.
    Mỗi đội chia làm 2 bên đứng về phía 2 đầu của sân chơi. Yêu cầu địa điểm chơi phải rộng.
    Mỗi đội sẽ có số lượng bóng là 3 quả đã được bơm nước căng và bỏ vào các chậu.
    Khi trọng tài bấm thời gian thi quả bóng được đưa lên tay của bạn nam. Sau đó bạn nam đó bê quả bóng chạy về phía đầu kia của sân và trao quả bóng đó cho bạn nữ. Và bạn nữ lại tiếp tục chạy lại bên kia sân và trao bóng cho bạn nam khác. Lưu ý khi đã trao bongc ho người bạn của mình thì các bạn phải trở vào vị trí cũ của mình. Cứ như vậy quả bóng sẽ được trao cho nhau và qua nhiều lần. Trong thời gian quy định đội nào chuyển được nhiều lần sẽ thắng. Cứ mỗi lần chuyền bóng xong được tính một lượt
    Lưu ý: quả bong càng bơm được căng thì càng tốt, vì nó sẽ dễ bị vỡ thì sẽ gây ra vui cười hơn

  6. Hơi ai dài nhất:

* Mục đích: tạo ra sự năng động, nhớ lâu, nhanh trí
* Số lượng: Số lượng tùy ý ( càng nhiều mức độ chơi càng khó, càng thú vị )
* Quản trò: 1 người
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

Cách chơi: người chơi xếp thành 1 hàng ngang.Người đứng đầu hàng sẽ nói “ 1 con ếch nhảy xuống ao.Tõm”, người tiếp theo vị trí số 2 sẽ nói “2 con ếch nhảy xuống ao.Tõm,tõm”, cứ thế người thứ 3 là 3 lần “tõm”, người thứ n là n lần “tõm”

Lưu ý: Phải đọc đúng, khán giả là giám khảo, ai đọc sai và thiếu sẽ loại khỏi cuộc chơi cho đến khi tìm thấy người thắng cuộc

  1. Cuộc thi vẽ tranh:

* Mục đích: tạo ra sự năng nhanh nhẹn, cẩn thận
* Số lượng: 2-3 người
* Quản trò: 1 người

* Vật dụng: mỗi người chơi 1 cái bút bi, 1 tờ giấy A4
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
Cách chơi: Mỗi 1 người chơi sẽ có 1 bạn lên giữ tờ giấy A4.Lấy 1 người bất kỳ trong đoàn làm người mẫu ( ai hay nổi bật thì càng thú vị).Người chơi sẽ phải dùng miệng để vẽ bức chân dung.Ai vẽ đẹp nhất sẽ là người chiến thắng

Lưu ý: Chỉ được dùng miệng để vẽ

  1. Bóc băng dính:

* Mục đích:

– Giúp mọi người gần nhau hơn, bạo dạn, năng động hơn, nhất là các đôi trai gái có “ ý đồ ” yêu nhau nhưng chưa nói ra

* Số lượng: không hạn chế nhưng chia ra làm các cặp đôi

* Cách chơi:

– Dụng cụ là 1 cuộn băng dính 2 mặt, quản trò sẽ cho 1 đôi một oẳn tù tì và người thua sẽ bị quản trò dùng băng dính dính vào bất kỳ chỗ nào trên khuôn mặt, người thắng cuộc có nhiệm vụ chỉ được dùng miệng để bóc miếng băng dính ra

* Chú ý:

– Chỉ được dùng miệng để tháo băng dính

– Có thể dán ngang miệng, trên mũi, dưới cằm,…..

– Nên tổ chức chơi áp dụng cho những người bị phạt sau 1 cuộc chơi trước đó

  1. Khéo léo:

* Mục đích:

– Giúp mọi người gần nhau hơn, bạo dạn, năng động hơn, nhất là các đôi trai gái có “ ý đồ ” yêu nhau nhưng chưa nói ra

* Số lượng: không hạn chế nhưng chia ra làm các cặp đôi

* Dụng cụ: Các chai nước đã hết nước

* Cách chơi:

– Mời đoàn ngồi thành 1 vòng tròn lớn có dãn cách và mời lên khoảng 5-10 cặp đôi

– Các cặp đôi sẽ phải dùng trán để giữ chai nước, sau đó cùng xuất phát đi ziczac qua vòng tròn của đoàn

– Cặp nào về nhanh nhất sẽ là cặp thắng cuộc

 

* Chú ý:

– Không dùng tay

– Đi đúng vòng tròn của đoàn

  1. Trò chơi với các thanh gỗ:

* Mục đích:
– Xây dựng tinh thần đồng đội.
* Công cụ:
– Các thanh gỗ cứng đủ sức cho nhiều người đứng lên ( có thể dùng ống luồng tròn bôi trơn nó đi hoặc thanh gỗ dẹt nhưng có thể dựng dọc được)
– Các thanh gỗ này kết nối với nhau thành hình ziczac

* Số lượng : không hạn chế nhưng chia thành 2 đội chơi
* Luật chơi:
– Các thành viên nắm tay nhau đi trên các thanh gỗ.
– Chỉ cần 1 thành viên trượt chân là cả team bắt buộc phải đi lại

* Phần thưởng: Từ quản trò, mục đích tạo sự hứng thú khi tham gia