Chùa Phù Liễn – Ngôi chùa tâm linh thấm đẫm tính thần dân tộc

Chùa Phù Liễn – Ngôi chùa tâm linh thấm đẫm tính thần dân tộc

Hương Vân

Chùa Phù Liễn (Phủ Liễn) tên chữ là Phù Liễn tự hay Phù Chân Thiền tự (có nghĩa là che chở, bảo vệ những điều chân chính). Chùa được xây dựng từ lâu đời trên một quả đồi thấp gần bờ sông Cầu ở khu vực đông bắc xã Phù Liễn, tổng Túc Duyên, huyện Đồng Hỷ khi xưa. Năm 1896, thực dân Pháp xây tòa công sứ tại đồi này nên chùa di chuyển về vị trí mà ngày nay là Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.

PL0

Đây là ngôi chùa mang nhiều ý nghĩa, giá trị tâm linh và tinh thần dân tộc đối với nhân dân tỉnh Thái Nguyên nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Chùa từng là nơi che chở, nuôi giấu một số nghĩa quân của Hoàng Hoa Thám và Lương Ngọc Quyến trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884) và khởi nghĩa Thái Nguyên (1917). Năm 1946, tại chùa Phù Liễn đã đặt hòm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 1 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Năm 1947, Ty Liêm Phóng (sở Công an Thái Nguyên) đã đặt trụ sở làm việc tại chùa Phù Liễn. Năm 1953, chùa Phù Liễn  được Tỉnh ủy – UBND tỉnh Thái Nguyên chọn làm nơi tổ chức Lễ Truy điệu và cầu siêu cho Nguyên soái Stalin. Năm 2007 tại Đại hội Phật giáo tỉnh lần thứ 2, chùa Phù Liễn đã được quyết định là Trụ sở Phật giáo của tỉnh.

PL1

Chùa Phù Liễn

Hiện nay, chùa có có diện tích khoảng 7000m², tọa lạc trên một quả đồi thoáng đãng với nhiều cây xanh. Chùa gồm có nhà Tam Bảo, Điện mẫu, nhà thờ tổ và khu vườn tháp cổ, trước sân chùa có tượng phật Bà Quan âm linh diệu. Trong Chùa có bức đại tự hoành tráng gắn bốn chữ vàng: “Linh sơn phúc địa” (có nghĩa là núi thiêng, đất lành).

PL2

Phù Liễn tự đã và sẽ trở thành một trong những di tích lịch sử – danh lam thắng cảnh, một trong những Trung tâm Phật giáo của nhân dân các dân tộc phía Bắc và đồng bào cả nước, góp phần tạo nên một không gian văn hóa tâm linh lành mạnh, nâng cao văn hóa tinh thần cho mọi người.

Tham quan chùa Phù Liễn

Hướng dẫn đi chùa Phù Liễn từ Hà Nội

Từ trung tâm thành phố Hà Nội, xe chạy theo đường Võ Chí Công qua cầu Nhật Tân đến đường Võ Nguyên Giáp dẽ phải sang quốc lộ 18 (ĐCT Nội Bài – Hạ Long) lên đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên (ĐCT 07) đi thẳng tới quốc lộ 3 dẽ phải qua đường Quang Trung – Hoàng Văn Thụ là đến chùa Phù Liễn. Lộ trình này dài 86 km và mất khoảng 1 tiếng 30 phút là tới chùa. Bạn cũng có thể đi theo đường cao tốc 07 tại Ninh Hiệp đến tp Thái Nguyên theo đường Quang Trung, Hoàng Văn Thụ đến ngõ 95 Phù Liễn là tới chùa Phù Liễn.

Các sự kiện được tổ chức tại chùa Phù Liễn

Năm 2003, được sự chấp thuận của UBND tỉnh, Trung ương hội Phật giáo Việt Nam đã bổ nhiệm Đại Đức Thích Nguyên Thành về trụ trì tại chùa. Năm 2004, Đại hội Phật giáo tỉnh Thái Nguyên lần thứ nhất đã được tổ chức. Năm 2007, tại đại hội Phật giáo tỉnh lần thứ 2 được tổ chức, chùa Phù Liễn đã được quyết định là trụ sở Phật giáo của tỉnh. Tháng 9 năm 2007, chùa được trùng tu tiếp với ngân sách lên đến 2 tỷ đồng từ phật tử thập phương và Đại Đức Thích Nguyên Thành thành tâm xây dưng.

Chùa Phù Liễn có tên chữ là Phù Liễn tự hay còn tên khác là Phù Chân thiền tự. Tên của ngôi chùa có nghĩa là bao bọc, chở che những điều chân chính. Chùa có diện tích lên đến 7000 m2. Ngôi chùa này tọa lạc tại tổ 23, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên. Thực chất, ngôi chùa được xây dựng tại Bảo tàng các dân tộc Việt Nam nhưng đến thời Pháp xâm lược, chúng bắt dân ta dỡ chùa và chuyển về khu vực hiện nay. Trong chùa có bức đại tự hoành tráng gắn bốn chữ vàng như Linh sơn phúc địa.

Ngôi chùa từng tham gia kháng chiến trường kỳ, giúp binh sĩ ẩn náu và hoạt động. Trong kháng chiến trường kỳ vất vả và gian lao, chùa bị tàn phá và chỉ còn lại ngôi Pháp sư tổ và một phần nhỏ của nhà thờ Thánh Mẫu. Nhiều lần trùng tu, sửa chữa, ngôi đền này được xây dựng lại theo kiến trúc bao gồm: Nhà Tam Bảo, Điện mẫu, Nhà thờ tổ và khu vườn tháp cổ. Trước sân chùa có tượng Phật bà Quan âm rất đẹp và linh diệu. Mỗi năm một khác, chùa cũng không thể chống trọi lại với thời gian, bão lũ, chùa bị tàn phá và xuống cập nặng nề.

Đặc sản gần chùa Phù Liễn, Thái Nguyên

Đến với vùng đất Thái Nguyên, bạn không thể bỏ qua đặc sản đậu phụ Võ Nhai. Từng miếng đậu trắng, thơm và mềm, chỉ có nơi đây mới có những miếng đậu ngon đến như vậy. Bánh chưng bờ đậu là đặc sản của người dân Phú Lương, bạn có thể mua được bất cứ hàng quán nào tại khu vực thành phố Thái Nguyên. Bánh cooc mò, đặc sản người Tày – Nùng Thái Nguyên, loại bánh thơm ngon, có tạo hình bắt mắt. Cơm lam định hóa mang hương vị của núi rừng Tây Bắc khiến du khách không thể bỏ lỡ khi đến thăm đất Thái Nguyên. Và một đặc sản nữa, có thể khẳng định nhân dân trong cả nước đều biết đến – chè búp Tân Cương nổi tiếng với câu: “Chè Thái, gái Tuyên”. Câu nói này ám chỉ đây là loại chè ngon, đặc biệt, xếp đầu trong các loại chè trên khắp đất nước.

Lễ hội chùa Phù Liễn diễn ra khi nào?

Hàng năm, vào ngày 12 tháng 1 âm lịch, lễ hội chùa Phù Liễn được tổ chức thu hút hàng ngàn vị khách đến thăm chùa và tham dự buổi lễ. Họ đến dự lễ để cùng mong một năm mới bình an, hạnh phúc, xin lộc xin tài. Ngoài ra, còn có những trò chơi dân gian được nhà chùa và nhân dân địa phương tổ chức thường xuyên như: chọi gà, đánh đu, cờ tướng, bình thơ, đọc văn… Mỗi một hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Điều này chứng minh rằng chùa có vị trí rất quan trọng trong lòng du khách thập phương.

Vì mỗi năm chỉ tổ chức duy nhất một buổi lễ, vì vậy, cứ vào dịp đầu năm, du khách khắp nơi đến chùa và cùng thắp hương xin lộc tham gia các hoạt động đón rước lễ đầu năm. Liên hệ với chúng tôi để được tổ chức du lịch chùa Phù Liễn theo tour nhân dịp đầu năm mới.

Một số hình ảnh chùa Phù Liễn

PL5

Phat

PL17

PL16 PL15 PL14  PL12 PL11 PL10 PL9 PL8 PL7 PL6

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chùa Phù Liễn – Ngôi chùa tâm linh thấm đẫm tính thần dân tộc”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *